024 6680 9640
THÔNG TIN TOÁN HỌC Nhân vật và ảnh hưởng

Phương pháp học tập của Richard Feynman, thiên tài vật lý chỉ đứng sau Albert Einstein


Ngày cập nhật: 02-12-2023:09-36-10 / Số lần đọc: 923
Nếu bạn đang có con trong độ tuổi từ 4-15 thì chắc chắn cần học hỏi những phương pháp học tập của Richard Feynman.
Richard Feynman (1918-1988) là một trong những thiên tài vật lý vĩ đại nhất thời đại ở thể kỷ 20, người được coi là nhà vật lý lý thuyết thông minh nhất chỉ sau Albert Einstein. Năm 1965, ông đã giành được giải thưởng Nobel về vật lý.

Ông cũng là người phát minh ra một phương pháp học tập được đặt theo tên của ông, dựa trên những kinh nghiệm của chính mình. Điểm cốt lõi của phương pháp Feynman là: “Giả sử bạn là giáo viên và cần phải giải thích nội dung bài học mới mẻ hoàn toàn với học sinh bằng cách diễn đạt đơn giản và dễ hiểu nhất. Nếu học sinh của bạn không hiểu thì bạn cần phải tiếp tục giảng dạy bằng mọi cách đến khi học sinh có thể hiểu được hoàn toàn”.

Trong “Bài giảng thất lạc của Faynman: Chuyển động của các hành tinh quanh mặt trời”, David Goodstein viết rằng Feynman tự hào về khả năng giải thích những ý tưởng phức tạp nhất bằng những thuật ngữ đơn giản nhất.

Kỹ thuật Feynman được trình bày rõ ràng trong cuốn sách của tác giả James Gleick có tựa đề “Genius: The Life and Science of Richard Feynma” vào năm 1993. Một phần trong cuốn sách này nói về các phương pháp học tập Richard Feynma và được gói gọn trong 4 bước:

1. Chọn 1 chủ đề mà bạn muốn hiểu về nó và bắt đầu nghiêm túc nghiên cứu
Viết tất cả những gì bạn biết về chủ đề mình quan tâm trên một trang sổ tay và cứ mỗi lần tìm hiểu về nó, bạn sẽ viết thêm một điều mới mẻ vào.

2. Giả vờ dạy cho người khác về chủ đề mình quan tâm trong một lớp học
Hãy chắc chắn rằng chủ đề bạn đang nói được diễn giải bằng các thuật ngữ đơn giản nhất.

3. Quay trở lại những cuốn sách khi bạn gặp khó khăn
Những lỗ hổng kiến thức sẽ dần xuất hiện trong quá trình bạn nghiên cứu về chủ đề mình quan tâm. Vì vậy, việc xem xét phạm vi xung quanh chủ đề này cho tới khi bạn có thể giải đáp được những vấn đề mình đang thắc mắc một cách đầy đủ.

4. Đơn giản hóa ngôn ngữ diễn đạt
Lặp lại quy trình trong khi đơn giản hóa ngôn ngữ của bạn và kết nối các sự kiện tương tự để củng cố sự hiểu biết thêm về vấn đề mình đang tìm hiểu.

Kỹ thuật Feynman là phương pháp hoàn hảo để học một ý tưởng mới, hiểu rõ hơn về điều mình quan tâm, ghi nhớ hoặc nghiên cứu cho một bài kiểm tra. Phương pháp học này khiến cuộc sống của nhiều người đã tốt lên nhưng chỉ những ai thực sự nghiêm túc thì nó mới phát huy được tính hiệu quả cao.

Mời bạn đánh giá bài viết này!
TIN TỨC KHÁC
Nhà toán học đầu tiên của Việt Nam là ai?
Nhà toán học đầu tiên của Việt Nam là ai?
Ngày tạo 06:44 | 17/05/2025
Việt Nam từ cổ chí kim đã có rất nhiều nhân tài toán học. Nhiều giai thoại về họ cũng được lưu truyền đến ngày nay. Ở thế kỷ thứ XV, nước ta có hai người giỏi toán, viết sách toán đầu tiên để lại cho đời sau là Trạng nguyên Lương Thế Vinh và Hoàng giáp Vũ Hữu.
Người Việt xưa học Toán, thi Toán như thế nào
Người Việt xưa học Toán, thi Toán như thế nào
Ngày tạo 06:28 | 17/05/2025
(ww.hanoimoi.vn) Kể từ sau ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945, giáo dục nói chung và Toán học nói riêng rất được chú trọng. Nhưng trước đó, chúng ta đã từng có nền toán học, cùng hệ thống thi cử. Ta hãy cùng tìm hiểu xem.
Kết quả Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực 2025
Kết quả Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực 2025
Ngày tạo 11:01 | 31/03/2025
(www.moet.gov.vn) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thông tin kết quả Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025
Trường chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn tăng từ 1 lên 4 môn thi vào 10
Trường chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn tăng từ 1 lên 4 môn thi vào 10
Ngày tạo 23:08 | 19/03/2025
(Dân trí) - Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn vừa công bố phương án tuyển sinh lớp 10 với nhiều thay đổi. Theo đó, thay vì chỉ làm 1 bài thi duy nhất như năm 2024, học sinh phải làm 4 bài thi đầu vào gồm toán, ngữ văn, tiếng Anh và môn chuyên. 
Chúng ta đã hiểu nhầm về toán học
Chúng ta đã hiểu nhầm về toán học
Ngày tạo 09:56 | 19/03/2025
[Nhà báo Phan Đăng - thực hiện năm 2019] Một buổi chiều muộn năm 2019, tôi tìm đến nhà riêng của GS. TSKH Ngô Việt Trung, một trong những nhà toán học hàng đầu của Việt Nam, khi đọc được thông tin ngành toán Việt Nam đã vượt ngành toán Singapore trở thành quốc gia đứng đầu Đông Nam Á trong việc công bố các bài báo quốc tế trên các tạp chí ISI (danh mục các tạp chí hàng đầu thế giới hiện nay). Câu chuyện bắt đầu từ thông tin phấn khởi đó nhưng rồi chẳng hiểu tình thế dẫn dắt thế nào mà sau đó nó lại chuyển qua chủ đề: "Chỉ 10 năm nữa, chúng ta sẽ tụt dốc thảm hại".