024 6680 9640
THÔNG TIN TOÁN HỌC Tuyển sinh - du học

Cuộc thi Olympic truyền thống 30 tháng 4


Ngày cập nhật: 04-05-2023:23-30-21 / Số lần đọc: 1989
(Wikipedia.org) - Cuộc thi Olympic truyền thống 30 tháng 4 là một cuộc thi học sinh giỏi hàng năm dành cho học sinh khối 10 và 11 của khu vực phía Nam. Cuộc thi này do trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong sáng lập và được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1995.
1. Địa điểm tổ chức kỳ thi
Trong 26 lần tổ chức từ 1995 đến 2021 thì có 21 lần tổ chức tại trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh, 1 lần tại trường Quốc học Huế năm 2007, 2 lần tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng vào năm 1999 và 2006, 1 lần tại trường Trung học phổ thông chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ năm 2011, 1 lần tại trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn, Vũng Tàu năm 2012.
Kỳ thi lần thứ 19 tới 26 đều tổ chức tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
Kỳ thi lần thứ 26 là một kì thi đặc biệt, diễn ra trong vòng 2 năm. Dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cuộc thi lần thứ 26 (năm 2020) đã bị hủy để đảm bảo an toàn phòng dịch và được dời sang tổ chức vào năm 2021. Như vậy 27 năm từ khi bắt đầu tổ chức, có 1 năm cuộc thi không được diễn ra. Các học sinh thuộc khoá sinh năm 2003 và 2004 cũng là 2 khoá đặc biệt khi chỉ có tối đa 1 cơ hội được tham dự cuộc thi.

Các em học sinh đạt huy chương vàng tại kỳ thi năm 2021(nguồn ảnh - gialai.gov.vn)

2. Quy cách thi
Kể từ năm 2015 (lần thứ 21), cuộc thi được chia thành hai bảng riêng biệt: một bảng dành cho học sinh không chuyên của các trường trong TP.HCM (được gọi là kỳ thi Olympic Tháng Tư Thành phố Hồ Chí Minh), một bảng dành cho học sinh chuyên ở các trường ở TP HCM, Miền Nam, Miền Trung và Tây Nguyên.
Cuộc thi gồm có 10 môn: Toán, Văn, Tiếng Anh, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Tin và Tiếng Pháp.
Mỗi trường chỉ được cử tối đa 3 học sinh thuộc trường tham gia thi mỗi môn mỗi khối. Như vậy, mỗi trường có thể tham dự tối đa là 60 học sinh (30 học sinh lớp 10 và 30 học sinh lớp 11).

Trước đây, hội đồng ra đề gồm có ba người cho mỗi môn ở mỗi lớp. Ba thành viên của hội đồng này sẽ do các giáo viên phụ trách bộ môn đó của tất cả các trường tham gia thi chọn ra vào mỗi năm. Do đó, có tổng cộng 60 người thuộc hội đồng ra đề và được thay đổi mỗi năm nhờ hình thức chọn lựa ngẫu nhiên.
Kể từ năm 2019, hội đồng ra đề sẽ gồm các chuyên gia ở các bộ môn được trường chủ nhà mời về tham gia nhằm đảm bảo tính công bằng cho kỳ thi.
Hội đồng chấm thi của mỗi môn có số thành viên không nhất định. Con số này phụ thuộc vào lượng học sinh tham gia dự thi môn đó và thay đổi theo các năm. Các thành viên này cũng do hội đồng giáo viên phụ trách bộ môn đó chọn ra.

3. Giải thưởng
Mặt trước huy chương đồng kì thi Olympic 30/4 lần thứ 20, tại lần thi này và nhiều lần trước, cả ba loại huy chương vàng, bạc, đồng đều có chung màu vàng, chỉ khác tên. Từ lần thứ 21 trở đi đã có sự thay đổi phù hợp hơn, phủ màu riêng cho mỗi loại huy chương.
Giải thưởng chính
Có ba loại huy chương: vàng, bạc và đồng.
Đối với bảng chuyên, từ cuộc thi lần thứ 20 đến lần thứ 22 tỷ lệ này là 15%, 20%, 20%. Từ lần thứ 23 (năm 2017) tỉ lệ này được tăng lên tới 20%, 25%, 25% theo kiến nghị của BTC lần thứ 22 nhằm giảm áp lực đối với học sinh (vì học sinh tham dự chủ yếu là các học sinh khối chuyên).
Ví dụ: có 100 học sinh lớp 10 tham gia thi môn Sinh, thì 20 học sinh cao điểm nhất sẽ có huy chương vàng, 25 học sinh huy chương bạc và 25 học sinh huy chương đồng.
Riêng bảng không chuyên thì tỉ lệ 15%, 20%, 20% được giữ nguyên.
Giải thưởng phụ
Tổng điểm của 3 học sinh mỗi môn mỗi khối lớp cao nhất: Đại diện trường lên nhận giải thưởng là cờ nhất đồng đội.
Học sinh có điểm cao nhất môn trên mỗi khối: Học sinh lên nhận giải thưởng này. Phần thưởng thường là cặp, sách, 1 học bổng và có thể có thêm tiền thưởng. Quy mô giải thưởng phụ thuộc vào nhà tài trợ mỗi năm.
BTC chỉ tiến hành trao giải phụ và trao huy chương vàng còn huy chương bạc và huy chương đồng đại diện trường gặp ban tổ chức nhận và tự tổ chức trao cho học sinh.

Nguyễn Kim Sổ (tổng hợp)
Hội Toán học Hà Nội

Mời bạn đánh giá bài viết này!
TIN TỨC KHÁC
Nhà toán học đầu tiên của Việt Nam là ai?
Nhà toán học đầu tiên của Việt Nam là ai?
Ngày tạo 06:44 | 17/05/2025
Việt Nam từ cổ chí kim đã có rất nhiều nhân tài toán học. Nhiều giai thoại về họ cũng được lưu truyền đến ngày nay. Ở thế kỷ thứ XV, nước ta có hai người giỏi toán, viết sách toán đầu tiên để lại cho đời sau là Trạng nguyên Lương Thế Vinh và Hoàng giáp Vũ Hữu.
Người Việt xưa học Toán, thi Toán như thế nào
Người Việt xưa học Toán, thi Toán như thế nào
Ngày tạo 06:28 | 17/05/2025
(ww.hanoimoi.vn) Kể từ sau ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945, giáo dục nói chung và Toán học nói riêng rất được chú trọng. Nhưng trước đó, chúng ta đã từng có nền toán học, cùng hệ thống thi cử. Ta hãy cùng tìm hiểu xem.
Kết quả Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực 2025
Kết quả Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực 2025
Ngày tạo 11:01 | 31/03/2025
(www.moet.gov.vn) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thông tin kết quả Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025
Trường chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn tăng từ 1 lên 4 môn thi vào 10
Trường chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn tăng từ 1 lên 4 môn thi vào 10
Ngày tạo 23:08 | 19/03/2025
(Dân trí) - Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn vừa công bố phương án tuyển sinh lớp 10 với nhiều thay đổi. Theo đó, thay vì chỉ làm 1 bài thi duy nhất như năm 2024, học sinh phải làm 4 bài thi đầu vào gồm toán, ngữ văn, tiếng Anh và môn chuyên. 
Chúng ta đã hiểu nhầm về toán học
Chúng ta đã hiểu nhầm về toán học
Ngày tạo 09:56 | 19/03/2025
[Nhà báo Phan Đăng - thực hiện năm 2019] Một buổi chiều muộn năm 2019, tôi tìm đến nhà riêng của GS. TSKH Ngô Việt Trung, một trong những nhà toán học hàng đầu của Việt Nam, khi đọc được thông tin ngành toán Việt Nam đã vượt ngành toán Singapore trở thành quốc gia đứng đầu Đông Nam Á trong việc công bố các bài báo quốc tế trên các tạp chí ISI (danh mục các tạp chí hàng đầu thế giới hiện nay). Câu chuyện bắt đầu từ thông tin phấn khởi đó nhưng rồi chẳng hiểu tình thế dẫn dắt thế nào mà sau đó nó lại chuyển qua chủ đề: "Chỉ 10 năm nữa, chúng ta sẽ tụt dốc thảm hại".